Biệt thự vẫn luôn là mẫu công trình nhà ở mà nhiều chủ đầu tư mong muốn sở hữu. Đây có thể được đánh giá là công trình có độ khó cao trong kiến trúc – thiết kế, đòi hỏi những kiến trúc sư có kinh nghiệm và trình độ cao. Đặc biệt với những biệt thự tân cổ điển, việc thiết kế sao cho đồng bộ từ kiến trúc ngoại thất cho tới không gian nội thất bên trong không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi những đơn vị thiết kế có kinh nghiệm và uy tín trong ngành.
Menu Bài viết
Nếu như được hỏi đâu là không gian quan trọng nhất của mỗi gia đình thì nhiều người sẽ không chần chừ mà trả lời ngay rằng đó chính là phòng khách. Phòng khách không chỉ là nơi tiếp đón những vị khách tới chơi với gia đình mà còn là một không gian sinh hoạt chung không thể thiếu gắn kết tất cả các thành viên trong gia đình.
Bản thân kiến trúc tân cổ điển đã thể hiện được quy mô và hoành tráng của chủ nhà nên không gian nội thất cần phải đồng bộ và bám sát theo giải pháp thiết kế kiến trúc. Căn biệt thự này không có sảnh chính mà từ ngay cửa bước vào, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngay không gian phòng khách. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân trong không gian phòng khách là nội thất ốp gỗ xa hoa.
Toàn bộ hệ trần cho tới những vách tường đều được ốp gỗ đồng bộ với nội thất rời của phòng khách để tạo nên tính thống nhất cao nhất cho căn phòng sinh hoạt chung. Trên hai diện tường chính của phòng khách, các kiến trúc sư cũng bố trí tranh trang trí và gương nghệ thuật theo phong cách Art Deco để tạo thêm phần sang trọng và thu hút hơn.
Góc trưng bày ti vi tại phòng khách
Gỗ vốn là chất liệu thể hiện sự thịnh vượng và giàu có cho gia chủ
Khi thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển, các kiến trúc sư không bao giờ quên không gian sinh hoạt quan trọng thứ 2 – là phòng ăn. Đây là nơi các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau dùng bữa sau cả một ngày dài làm việc và học tập. Thông thường, phòng ăn sẽ được đặt ngay tại tầng 1 cùng với không gian phòng khách.
Cảm nhận đầu tiên khi bước vào phòng bếp của căn biệt thự này chính là sự ngăn nắp và gọn gàng khi khu vực nấu nướng và bàn đảo chạy sát tường và bao quanh không gian bếp nấu, phân chia rõ ràng với nơi bàn ăn. Khi thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển, thiết kế nội thất rời và liền tường là hai phạm trù chính mà kiến trúc sư thể hiện sự tài tình và con mắt thẩm mỹ nghệ thuật của mình.
Các thiết bị nhà bếp được đặt trong tủ gỗ hoặc vách gỗ gọn gàng, khoa học
Phần cửa trắng với thiết kế cửa chớp để giúp phòng bếp không bị bám mùi, luôn được thông thoáng
Việc chạy bếp chạy quây theo hình chữ U như này sẽ giúp việc nấu nướng được thuận tiện hơn rất nhiều
Khu vực bếp được đặt tách biệt với không gian phòng ăn
Căn biệt thự này có điểm đặc biệt là chủ đầu tư có nhu cầu tiếp đón khách tương đối nhiều nên khu vực phòng ăn được bố trí ở cả tầng 1 và tầng 2.
Phòng ăn tầng 1 là bàn ăn cỡ nhỏ đủ 6 thành viên trong gia đình
Không gian phòng ăn được đặt tách biệt để tránh ồn ào, đảm bảo sự riêng tư theo yêu cầu của gia chủ
Tại khu vực phòng ăn tầng 1 cũng có tủ rượu kết hợp decor trang trí nhẹ nhàng
Có thể nói, khi thiết kế nôi thất biệt thự tân cổ điển việc bố trí hành làng di chuyển ra sao là một điều rất đáng lưu tâm. Để tiện lợi cho việc di chuyển, căn biệt thự cũng lắp đặt thang máy đi lại giữa các tầng bên cạnh cầu thang bộ.
Cầu thang bộ được đặt ngay cạnh thang máy
Tại cầu thang di chuyển, các kiến trúc sư cũng thiết kế vách ngăn cắt CNC nghệ thuật để không gian thêm phần hút mắt
Lối hành lang di chuyển tầng 2 tuy hơi nhỏ nhưng đảm bảo sáng sủa
Điểm khác biệt của căn biệt thự này so với nhiều nội thất biệt thự tân cổ điển khác chính là căn phòng ăn lớn để phục vụ cho công việc riêng của chủ nhà.
Phòng ăn lớn có sức chứa lên tới hàng chục người
Đa dạng cả bàn ăn tròn và bàn ăn chữ nhật
Không gian phòng ăn được mở ra rất nhiều cửa sổ lấy ánh sáng và luồng lưu thông không khí
Phòng ăn vì đông người nên bố trí rất nhiều quạt để giúp không gian phòng không bị ngột ngạt
Bộ bàn ghế được lựa chọn cho phòng ăn lớn này cũng là thiết kế đơn giản, không cầu kỳ
Trong không gian nội thất biệt thự tân cổ điển này, chủ nhà cũng mong muốn có được không gian làm việc riêng ngay tại ngôi nhà của mình và cũng cần đảm bảo thiết kế thanh lịch, trang nhã. Chính vì thế, thiết kế nội thất văn phòng cũng được quan tâm và đặc biệt chú ý nhằm giúp chủ căn biệt thự có được không gian làm việc ấn tượng và hợp lý.
Phòng làm việc được thiết kế với tiêu chí thông thoáng, khoa học là hàng đầu
Lối vào là cửa kính nẹp gỗ để khi đóng cửa, căn phòng vẫn lấy được ánh sáng
Mẫu tủ để đồ cũng được sản xuất và thi công tại nhà máy của Betaviet Group
Phòng khám luôn cần đón được ánh sáng tự nhiên
Chất liệu gỗ được sử dụng đồng bộ trong tất cả không gian các phòng của căn biệt thự tân cổ điển này
Phòng ngủ chỉ có phào chỉ trang trí nhẹ nhàng để giữ nguyên sự thanh lịch trong phong cách thiết kế
Nhấn nhá một chút ở khu vực vách đầu giường để căn phòng bớt đơn điệu
Mẫu phòng ngủ khác được thiết kế cầu kỳ, hoa mĩ hơn
Vách đầu giường kết hợp giữa da và gương tôn bật nên sự khác lạ
Khu vực phòng thay đồ và bàn trang điểm thông thoáng và có sự kết nối tiện lợi với phòng ngủ
Vách đầu giường cũng như ga trải giường đồng bộ về màu sắc trang nhã
Gỗ được nhấn nhá xuyên suốt toàn bộ không gian phòng ngủ
Căn phòng ngủ này được thiết kế với tông màu tươi sáng hơn
Ga màu hồng phớt rất thích hợp cho những ai yêu thích sự trẻ trung, lãng mạn
Một phòng ngủ khác được bố trí bàn trà với ghế gỗ bọc da để có thể tiếp khách ngay trong phòng ngủ riêng tư
Toàn bộ nội thất liền tường và rời đều đồng bộ chất liệu gỗ tự nhiên
Để tạo sự khác biệt, khu vực vách đầu giường này sử dụng chất liệu da bóng
Tủ quần áo ngoài công năng để đồ còn phân chia không gian giường ngủ với khu vực bàn trang điểm
Phòng ngủ dành cho khách khá cơ bản
Phòng sinh hoạt chung đầy đủ tiện nghi như một phòng khách thu nhỏ vậy
Không thể quên những đồ decor trang trí trên các diện tường
Phòng sinh hoạt chung cũng được thiết kể để đón được nhiều ánh sáng
Nhiều căn biệt thự ngày nay đều được bố trí thêm phòng tập thể dục để nâng cao sức khỏe các thành viên trong gia đình
Phòng thờ được thiết kế theo phong cách Á Đông truyền thống
Cửa ban công lấy sáng cho khu vực phòng thờ
Phòng vệ sinh với tông trắng chủ đạo tạo sự tinh tươm, sạch sẽ
Bàn lavabo mặt đá kết hợp tủ gỗ không chân để độ bền được lâu hơn
Phòng tắm đứng thích hợp với những không gian nhỏ hẹp
Thiết bị phòng tắm đều đơn giản và thanh lịch
Bàn lavabo với tủ đồ nhiều ngăn
Gương với khung gỗ được trang trí nhã nhặn
Cửa sổ lấy sáng và lưu thông không khí cho phòng tắm
Màu đá ốp cho phòng tắm cũng là tông nhẹ nhàng
Phòng tắm đứng kết hợp chung với nhà vệ sinh để tiết kiệm diện tích không gian
Căn phòng tắm này sử dụng đá ốp với tông màu ấm hơn
Không gian nhà vệ sinh ngày càng được chăm chút và tạo cảm giác dễ chịu nhất cho người sử dụng
Gương không khung tạo cảm giác bớt bí bách hơn cho căn phòng
Nếu như Quý khách hàng yêu thích mẫu thiết kế này, đừng quên để lại thông tin dưới form đăng ký ngay tại bài viết này để tư vấn viên Betaviet liên hệ lại sớm nhất!
Để lại số điện thoại để
chuyên viên tư vấn hỗ trợ bạn nhanh nhất
Gọi cho chúng tôi để nhận được những ưu đãi mới nhất.
Copyright © Betaviet since 2009. Alright reserverd. Thương hiệu đã được đăng ký. ® Ghi rõ nguồn "https://betaviet.com" khi phát hành lại thông tin từ website này.